Ngày đăng: 05/07/2017

Ở bất cứ mặt nào của răng, sâu răng cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, bệnh lý này thường xảy ra sớm ở mặt hố rãnh, vì đây là nơi thức ăn, mảng bám và vi khuẩn thường đọng lại, rất khó để chải sạch.

Những bệnh lý về răng nếu không được giải quyết kịp thời thì việc điều trị sẽ tốn kém và mất nhiều thời gian. Vì vậy, bạn nên cân nhắc đến phương án trám bít hố rãnh (trám răng phòng ngừa) để có thể chủ động ngừa sâu răng mặt nhai, bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình.

Tại sao nên trám bít hố rãnh?

Mặt nhai của răng thường lồi lõm với những hố rãnh. Những hố rãnh này sâu và nhỏ, do đó việc chải sạch răng rất khó khăn, vi khuẩn tích tụ ở đây hình thành axit phá hủy men răng và các lỗ sâu. Lớp sealant mỏng (composite lỏng) che phủ toàn bộ những hố rãnh tự nhiên trên bề mặt răng sẽ giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây sâu răng.

 

trám bít hố rãnh răng

 

Lớp sealant nha khoa giúp việc vệ sinh răng miệng được dễ dàng, không có mảng bám và vi khuẩn cũng sẽ không có sâu răng. Phương pháp trám bít hố rãnh răng rất đơn giản, hoàn toàn không gây đau, thời gian thực hiện cho mỗi răng chỉ mất 1 vài phút. Chất trám scó thể chịu lực nhai tốt và bền trong nhiều năm trước khi cần trám lại.

Hiệu quả của trám bít hố rãnh răng

Trong thực tế, nếu thực hiện trám bít hố rãnh đúng kỹ thuật thì những hiệu quả đem lại không hề nhỏ:

  • Ngăn chặn sự hình thành mảng bám và hạn chế vi khuẩn tấn công
  • Tránh răng bị sâu bề mặt nhai
  • Hạn chế tối đa tình trạng mòn men răng

 

ĐẶT HẸN NGAY

Ai nên trám bít hố rãnh răng/ trám răng phòng ngừa?

Các răng vĩnh viễn mới mọc của trẻ nhỏ, men răng chưa được vôi hóa hoàn chỉnh, dễ bị sâu răng nên trám phòng ngừa là biện pháp tốt nhất, phối hợp với các biện pháp flour khác giúp cũng cố độ bền chặt của men răng với acid, bít những hố rãnh và bảo vệ răng an toàn.

Thiếu niên, người trưởng thành có men răng yếu, mỏng dễ bị sâu răng, người có các hố rãnh răng sâu và hẹp dùng bàn chải khó lấy sạch thức ăn.

Người thuộc nhóm có nguy cơ sâu răng cao do bệnh: khô nước bọt, xạ trị vùng đầu mặt cổ…

 

trám bít hố rãnh

 

Các bước trám răng phòng ngừa

Trám răng phòng ngừa hay trám bít hố rãnh răng là cách sử dụng chất liệu trám đầy những bề mặt có thể bị sâu răng hoặc các hố rãnh có thể dắt thức ăn, gây tích tụ mảng bám. Vật liệu được sử dụng trám răng phòng ngừa là sealant (composite lỏng) hoặc cement (GIC).

 Việc trám răng được thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, làm sạch bề mặt răng của bạn. Sau đó sử dụng dung dịch axit xói mòn bôi lên bề mặt răng và các hố rãnh.
  • Khoảng sau 15 giây, dùng nước rửa sạch chất xói mòn.
  • Làm khô vị trí cần trám, bác sĩ sẽ đưa chất trám lên răng và làm đông cứng chúng bằng cách chiếu laser.
  • Chỉ cần khoảng từ 10 đến 30 phút tùy từng trường hợp là bác sĩ đã hoàn thành xong quá trình điều trị trám bít hố rãnh phòng nừa sâu răng.

Chúng ta thường nghĩ phương pháp trám răng chỉ được áp dụng khi muốn ngăn chặn bệnh lý sâu răng, viêm tủy hay phục hồi thẩm mỹ cho răng. Tuy nhiên, nếu thực hiện trám bít hố rãnh răng, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa, kiểm soát trước các bệnh lý răng miệng.

Trám răng là một biện pháp an toàn, ít tốn kém nhưng có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa sâu răng. Phương pháp phòng ngừa này áp dụng được cho cả trẻ em và người lớn. Để biết thêm thông tin cũng như được giải đáp nhanh nhất các thắc mắc liên quan tới sức khỏe răng miệng, bạn có thể liên hệ số điện thoại: (028) 38 335 298 hoặc trực tiếp đến Nha khoa Hoàng Lê – 444 An Dương Vương, P4, Q5, TPHCM.

Hoàng Lê Dental Clinic