NHỔ RĂNG KHÔN MỌC LỆCH NGẦM: NÊN HAY KHÔNG?

NHỔ RĂNG KHÔN MỌC LỆCH NGẦM: NÊN HAY KHÔNG?

Ngày đăng: 05/07/2019

Răng khôn (tức răng số 8) là những chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm. Có nên nhổ răng khôn mọc lệch ngầm không? là câu hỏi thường gây tranh cãi bởi chức năng của nó không rõ ràng mà những phiền toái mang lại thì rất phổ biến.

Các răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau đớn cho khổ chủ thì cần phải được nhổ bỏ. Bài viết này từ nha khoa Hoàng Lê sẽ giúp bạn hiểu rõ các lợi ích, bất lợi có thể xảy ra khi nhổ răng khôn.

Tác hại của răng khôn mọc lệch, ngầm

Vào độ tuổi từ 17 đến 25, bạn sẽ mọc răng khôn. 2 răng khôn hàm trên thường mọc bình thường. Phần 2 răng khôn hàm dưới rất hay mọc lệch do xương hàm dưới hẹp. Các răng này có thể mọc lệch húc vào răng số 7, lệch ra má, lệch xuống dưới, có lợi trùm hoặc mọc ngầm bị cả xương và lợi che lấp.

viêm lợi trùm do mọc răng khôn

Viêm lợi trùm – biến chứng thường gặp khi mọc răng khôn – H/ả: ST

Trong trường hợp bị lợi trùm, khi ăn uống, thức ăn giắt vào túi lợi, gây viêm. Bị đau ở vùng răng khôn bạn sẽ cảm thấy vướng, khó nhai, có khi bị sốt. Để viêm lan rộng, có thể bị sưng to một bên mặt, vùng lợi căng đỏ, đau đớn, không há được miệng, khó ăn uống.

Trường hợp răng khôn mọc lệch húc vào răng số 7 gây sâu răng, kẽ răng bị viêm lâu ngày dẫn đến tiêu xương. Cuối cùng, răng số 7 bị viêm tủy, viêm quanh cuống và lung lay, phải nhổ bỏ. Việc này làm giảm hẳn sức nhai do răng 6, 7 là hai răng nhai chủ lực của hàm. Một vài trường hợp, những bất thường của răng khôn không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực mang tai, mắt, má, cổ… gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nên nhổ răng khôn mọc lệch ngầm

Nếu răng khôn mọc thẳng bình thường thì giữ lại, không nhổ sẽ có lợi. Đầu tiên, bạn có nguyên hàm đủ răng, giúp thoải mái ăn nhai và dễ phục hình răng nếu mất răng số 7 (dùng răng khôn làm trụ để bắc cầu răng. Tiếp nữa, bạn đỡ phải tiểu phẫu nhổ răng khôn. Tuy nhiên, nếu răng khôn xảy ra biến chứng thì NÊN NHỔ BỎ vì không có lợi cho sức khỏe.

răng khôn húc vào răng 7

Răng khôn mọc lệch húc vào răng số 7 – H/ả: ST

Các biến chứng khi mọc răng khôn:

+ Răng mọc chen chúc: Răng khôn không đủ chỗ trên cung hàm, mọc kẹt đẩy các răng trước nó. Một răng khôn mọc kẹt có thể làm xô lệch 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và răng nanh. Cuối cùng gây chen chúc ở các răng cửa. Để ngăn ngừa, nhổ răng khôn là cần thiết.

+ Viêm lợi trùm: Đây là một nhiễm trùng hay gặp khi mọc răng. Biểu hiện là viêm tấy phần nướu quanh răng khôn, đau vùng góc hàm và đôi khi kèm theo sốt. Nặng hơn dẫn đến viêm các tổ chức liên kết làm sưng mặt. Một số nha sĩ khuyên chỉ nên cắt lợi trùm đối với trường hợp này. Tuy nhiên viêm lợi trùm sau cắt thường dễ tái phát.

+ Viêm nha chu: Là một trong những bệnh lý thường xảy ra khi mọc răng khôn, ảnh hưởng đến xương ổ răng và vùng nướu xung quanh. Nhổ răng khôn và điều trị nha chu là giải pháp tốt nhất cho trường hợp này.

răng khôn gây biến chứng

Răng khôn mọc lệch, ngầm gây biến chứng, sưng đau – H/ả: ST

+ Viêm mô tế bào: Biến chứng này khá nặng với các biểu hiện: má bị phồng, da căng, sờ vào đau. Người bệnh nhức dữ dội, há miệng khó, có khi bị cứng hàm. Thậm chí, có thể nóng sốt, không ăn ngủ được.

Một số tai biến có thể xảy ra khi nhổ răng khôn:

Viêm ổ răng khôn là biến chứng thường gặp nhất kho nhổ răng khôn. Tình trạng này xảy ra nhiều ở người bệnh lớn tuổi và nữ dễ bị hơn nam.

Ngoài ra, sưng mặt cũng thường xảy ra, nhất là trong trường hợp tiểu phẫu răng khôn mọc kẹt hoặc mọc ngầm có khoan xương. Nếu tuân thủ hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu của nha sĩ, hiện tượng này sẽ giảm dần. Sau khi nhổ răng khôn bạn sẽ cảm thấy khó mở miệng. Đây chỉ là phản xạ bảo vệ vết thương, thời gian ngắn sẽ hết và không đáng lo ngại.

Sau khi nhổ răng khôn, bạn nên chờ ít nhất 1 giờ đồng hồ mới súc miệng để các mạch máu tại vết thương được bịt kín, tránh tình trạng xuất huyết trong miệng.

 

Hoàng Lê Dental Clinic

 

 

Bài viết liên quan: