Ngày đăng: 05/07/2017

Trám răng là một điều trị nha khoa, đồng thời cũng là một giải pháp thẩm mỹ cho những chiếc răng sâu, răng bị sứt mẻ nhỏ. Với những lỗ sâu, điều trị trám răng sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển sâu răng, do đó bạn nên trám răng ngay khi sâu răng chớm phát, lỗ sâu còn nhỏ.

Hiện nay, vật liệu trám răng phổ biến là composite quang trùng hợp. Composite đông cứng khi được chiếu đèn laser và bám chắc vào răng bằng keo dán nha khoa. Gọi là trám răng thẩm mỹ bởi vật liệu trám có cùng màu với răng trám, không chỉ phục hình răng, cải thiện chức năng nhai mà còn trả lại màu sắc tự nhiên cho răng. Thậm chí, trám răng còn có thể che đậy những khiếm khuyết (bị rỗ, bị đổi màu) của men răng.

 

trám răng thẩm mỹ giữ được bao lâu

Trám răng – giải pháp thẩm mỹ răng hiệu quả, tiết kiệm chi phí – Ảnh: ST

Nên trám răng thẩm mỹ khi nào?

– Mòn cổ răng: Đây là một bệnh lý nghiêm trọng gây ê buốt chân răng, sưng đau nướu – gây khó khăn cho việc ăn nhai, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Mòn cổ răng (hay tiêu thân răng) là một rãnh sâu, lõm vào hình chữ V ở sát viền lợi, mặt ngoài răng. Bệnh lý này thường gặp ở các răng hàm 4, 5, 6 và các răng cửa. Với trường hợp này, trám răng giúp bù chất liệu nhân tạo vào vùng răng khuyết, tránh lộ ngà, hạn chế hiện tượng tiêu chân răng.

– Răng bị chấn thương: Răng bị bể, mẻ khi va chạm gây đau buốt và mất thẩm mỹ thì cần trám răng để phục hồi hình dáng răng, khả năng ăn nhai, đồng thời giảm tình trạng ê buốt răng.

– Răng thưa: Trám răng thẩm mỹ sẽ giúp đóng kẽ răng thưa. Tuy nhiên, nếu khoảng răng thưa quá rộng, phương pháp này sẽ bộc lộ nhược điểm.

– Sâu răng: Khi răng bị các lỗ sâu nhỏ, bạn nên đến nha khoa trám răng để ngăn chặn sâu lan rộng dẫn đến nhiễm trùng tủy răng. Đối với lỗ sâu lớn, ăn sâu vào tủy thì phải tiến hành điều trị tủy răng trước khi trám.

 

trám răng sâu

Nên trám răng trước khi răng sâu nặng hơn, ảnh hưởng đến tủy – Ảnh: ST

 

ĐẶT HẸN NGAY

Quy trình trám răng thẩm mỹ bằng composite tại nha khoa:

Tại Nha Khoa Hoàng Lê, với kỹ thuật tiên tiến và vật liệu composite chất lượng, răng trám luôn có được màu sắc tự nhiên và độ bền cao. Thêm vào đó, với sự tỉ mẫn, cẩn trọng của các bác sĩ và phòng vô trùng nha an toàn, bạn có thể yên tâm điều trị trám răng mà không lo tổn thương răng, răng sâu lây lan.

Quy trình trám răng tại nha khoa gồm 3 bước. Cụ thể:

1/ Bác sĩ khám và xác định tình trạng răng cần trám. Nếu răng sâu ăn vào tới tủy hoặc sứt mẻ ảnh hưởng đến tủy răng thì trước khi khám cần điều trị tủy.

2/ Tiến hành làm sạch bề mặt răng cần trám, tạo độ nhám giúp tăng độ bám dính của composite

3/ Phủ một lớp bonding đi kèm nhằm tăng độ kết dính của miếng trám vào lớp ngà. Tiếp tục phủ dần từng lớp composite, chỉnh sửa lại dáng răng và chiếu đèn laser để đông cứng miếng trám.

4/ Đánh bóng bề mặt trám, xóa vết gồ ghề giúp răng khi ăn nhai không bị cộm cấn.

 

trám răng có đau không

Răng trước và sau khi trám bằng vật liệu composite – Ảnh: ST

Khi trám răng cần lưu ý những gì?

– Bạn nên đến khám răng định kỳ 06 tháng/ lần, nha sĩ sẽ xem kĩ những miếng trám cũ có hở, nứt gì không hoặc phát hiện những lỗ sâu mới và đưa ra cho bạn lời khuyên cần thiết.

Với các xoang sâu mới bắt đầu, kích thước nhỏ, bác sĩ sẽ lưu ý bạn các vị trí chớm sâu và hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng, ngừa sâu răng lây lan thêm hoặc chỉ định trám lại tùy từng trường hợp. Nếu xoang sâu lớn, bạn cần trám lại càng sớm càng tốt. Để lâu, sâu răng sẽ ngày càng nặng, gây đau và có thể sẽ tổn thương tủy. Răng có xoang sâu răng quá lớn có thể phải nhổ bỏ, không trám được vì răng không còn đủ vững chắc để thực hiện bất cứ loại phục hình nào.

– Bác sĩ nha khoa là người giúp bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng, vì vậy nếu bạn có thắc mắc như: trám răng có đau không, trám răng bị ê buốt không, trám răng dùng được bao lâu hay trám răng composite bao nhiêu tiền thì có thể thảo luận thêm với họ.

 Chăm sóc sau trám răng bằng composite:

 – Trám răng xong, bạn tránh để răng tiếp xúc với đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng. Mấy ngày đầu sau khi hàn trám răng, bạn nên ăn những thức ăn mềm, nguội. Một tuần sau trám răng mà vẫn thấy răng đau nhức, bạn cần đến gặp bác sĩ để khám lại.

 – Vệ sinh răng miệng là việc không thể thiếu khi chăm sóc răng sau trám. Chăm sóc răng kĩ càng giúp kéo dài tuổi thọ miếng trám và giảm vi khuẩn tấn công răng. Bạn nên đánh răng kĩ lưỡng 2-3 lần/ ngày, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Đừng quên chải đều cả khoang miệng để tất cả mảng bám được làm sạch. Đồng thời, dùng chỉ nha khoa để làm sạch vụn thực phẩm ở kẽ răng, nơi bàn chải đánh răng không chải tới. Kết hợp súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày, ngăn vi khuẩn phát triển gây tổn thương răng.

 

 

Hoàng Lê Dental Clinic